Trong những năm gần đây, công nghệ thông minh đã bắt đầu được áp dụng trong hệ thống năng lượng của Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả quản lý năng lượng, tiết kiệm điện, giảm tổn thất điện năng, giám sát nhu cầu tiêu dùng điện, cảnh báo và khắc phục sự cố, kiểm soát việc kết nối các nguồn điện và điều khiển các hệ thống lưu điện, vv... Tuy nhiên, kết quả trên chỉ là bước khởi đầu có tính chất “thử nghiệm” trong một giải pháp tổng thể của hệ thống năng lượng Việt Nam trong tương lai tới. Được sự đồng ý của Bộ Công Thương, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Phát triển Công nghiệp ESS Hàn Quốc, cùng Tập đoàn Điện lực Việt Nam, và Tổng công ty Điện lực TP.HCM tổ chức Hội thảo Quốc tế với chủ đề “Công nghệ mới về nguồn, lưới điện, năng lượng tái tạo và hệ thống lưu trữ năng lượng”. Với 2 địa điểm: tại Thủ đô Hà Nội ngày 14/3 và tại TP. HCM vào ngày 16/3/2017.
Giải pháp hệ thống điện thông minh bằng nội lực Việt Nam
Giải pháp giảm dòng ngắn mạch trên lưới điện trung áp
Hệ thống SCADA của SPC sẵn sàng đi vào hoạt động
TÔ QUỐC TRỤ, CHUYÊN GIA NĂNG LƯỢNG
Đây là chủ đề không chỉ Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới đang rất quan tâm, trong đó có nhiều nước phát triển đã đạt được trình độ cao. Trong ngành năng lượng, Việt Nam hiện đang tích cực thực hiện nhiều quy hoạch, chiến lược các phân ngành năng lượng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó có Chiến lược phát triển ngành năng lượng tái tạo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đề án Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (QHĐ VII ĐC).
Căn cứ Điều lệ của VEA quy định tại Điều 5 Nhiệm vụ, Quyền hạn của Hiệp hội trong đó Khoản 1 nêu “Tuyên truyền, phổ biến để hội viên hiểu rõ đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát triển ngành năng lượng Việt Nam, bảo đảm theo đúng quy hoạch đã được duyệt, đúng các quy định của nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng chuyên ngành năng lượng”. Và Khoản 7 nêu Tổ chức các hội nghị, hội thảo để trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, khuyến khích hợp tác, liên kết giữa các hội viên để cùng tồn tại và phát triển; đẩy mạnh công tác xây dựng các thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp. VEA đã đề xuất tổ chức Hội thảo quốc tế này nhằm mục tiêu phối hợp với bạn bè quốc tế có kinh nghiệm với mong muốn tiếp thu, trao đổi và học tập công nghệ mới, hiện đại áp dụng để triển khai thực hiện quy hoạch, chiến lược đạt hiệu quả cao nhất.
Trong những năm gần đây, VEA đã tiếp cận nhiều tổ chức quốc tế có danh tiếng quan tâm đến chủ đề này như Trường Đại học Sydney của Úc, Lãnh đạo vùng Ostergotland của Thụy Điển, Công ty Terrapinn Singapore và cuối cùng đã lựa chọn Hiệp hội Phát triển ngành Công nghiệp ESS Hàn Quốc vì đạt được kế hoạch phối hợp chuẩn bị nội dung và thống nhất thời gian tổ chức Hội thảo vào tháng 3/2017.
Do nội dung của chủ đề rất phong phú nên Hội thảo diễn ra trong 1 ngày, buổi sáng dành cho 7 tham luận, hỏi đáp, trao đổi và tìm kiếm cơ hội hợp tác Việt - Hàn, sớm đưa những thành quả đạt được từ Hội thảo ứng dụng vào thực tiễn, nhằm mục tiêu cuối cùng là: thực hiện thành công với chất lượng cao nhất Chiến lược phát tiềm năng năng lượng tái tạo và QHĐ VII ĐC đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt của Việt Nam.
Thấy được tầm quan trọng của Hội thảo và quan hệ đối tác chiến lược Việt - Hàn, lãnh đạo Bộ Công Thương (Việt Nam) và Lãnh đạo Bộ Thương mại, Công nghiệp, năng lượng Hàn Quốc đã tham dự, phát biểu chào mừng và chỉ đạo Hội thảo.
Với các tham luận trình bày tại Hội thảo, chúng ta hoàn toàn tin tưởng về sự chuẩn xác và có chất lượng cao vì những lý do sau đây:
Một là: Tham luận chiến lược phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam do VEA trình bày, VEA đã phân công chuyên gia trước đây là chủ biên của đề án này.
Hai là: Tham luận của EVN trình bày về hiện trạng và dự kiến phát triển phân ngành điện. Đây là một Tập đoàn lớn đã được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ quản lý phân ngành này và có nhiệm vụ chính trong thực hiện QHĐ VII ĐC.
Ba là: Tham luận của Tổng Công ty Thiết bị điện Việt Nam (GELEX), đây là cơ quan có đề xuất tốt về giải pháp mạng lưới điện thông minh tại Việt Nam.
Bốn là: Tham luận của Tông Công ty Điện lực WonGwang, một thành viên quan trọng của Hiệp hội Phát triển ngành Công nghiệp ESS Hàn Quốc được thành lập từ ngày 11/12/1988, trình bày về Năng lượng tái tạo dạng liên kết hệ thống lưới lưu trữ năng lượng (Energy Storage Systems-ESS) đưa ra những ví dụ cụ thể về các dự án phát triển đã xây dựng và đưa vào vận hành đạt hiệu quả cao.
Năm là: Tham luận của Tổng Công ty Điện lực Toàn cầu (global Electricity) Hàn Quốc, ngoài việc giới thiệu chức năng nhiệm vụ của các thành viên là các Tổng Công ty Điện lực Hàn Quốc, tham luận còn trình bày rất sâu về Lý thuyết hoạt động, chức năng PC và ứng dụng Hệ thống lưu trữ năng lượng (ESS), những đóng góp của các Tập đoàn Hàn Quốc có tiếng như Sam sung, LG… về lĩnh vực này.
Sáu là: Tham luận của Công ty SPM, trình bày về công nghệ mới nhất quản lý các tòa nhà cao tầng (Building Management Systems - BMS) sử dụng năng lượng tái tạo và đưa ra những ví dụ cụ thể trong việc áp dụng công nghệ lưu trữ năng lượng (ESS).
Bảy là: Tham luận của Công ty Daegunsoft Hàn Quốc, trình bày về chức năng và hoạt động của hệ thống đo lường hiệu suất (performance Measurement Systems - PMS) và hệ thống quản lý năng lượng (Energy Management Systems - EMS) cho hệ thống lưu trữ năng lượng (ESS).
Qua các tham luận của các chuyên gia Hàn Quốc, chúng ta có thể thấy được rằng phía bạn đã rất thành công về công nghệ hệ thống lưu trữ năng lượng (ESS) và ứng dụng có hiệu quả trong hệ thống điện có sự tham gia của các nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo. Nếu công nghệ này được áp dụng có hiệu quả vào hệ thống điện quốc gia Việt Nam (kể cả các hệ thống điện nhỏ không nối với hệ thống điện quốc gia) chắc chắn sẽ đem lại nhiều lợi ích. Trong đó có lợi ích là nâng cao được số giờ sử dụng công suất đặt hàng năm của các nguồn điện sử dụng từ năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, thủy điện nhỏ…).
Theo QHĐ VII ĐC, số giờ sử dụng công suất đặt trung bình hàng năm của các nguồn điện từ năng lượng tái tạo của Việt Nam còn rất thấp: năm 2020 là 2900h (công suất 5940MW; điện năng 17,225 tỷ kWh) và năm 2030 là 2250h (công suất 27.195MW; điện năng 61,204 tỷ kWh). Trong khi đó số giờ sử dụng công suất đặt hàng năm của nguồn nhiệt điện than phổ biến là 6500h, có thể đạt tới 7000h.
Đây là hội thảo quốc tế với chủ đề và nội dung hết sức thiết thực và quan trọng. Kết thúc hội thảo, VEA sẽ tập hợp đầy đủ các thông tin, nghiên cứu hoàn thiện đưa ra kiến nghị trình lãnh đạo các cơ quan cấp cao có liên quan cho phép áp dụng để thực hiện quy hoạch chiến lược ngành năng lượng Việt Nam đạt tầm cao mới.
NangluongVietnam Online
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ